Có giấy phép hoạt động
 
 

Chồng đem tiền cho gái: vợ đòi được không?

29/07/2022

Tôi từng tiếp một khách hàng nữ ở miền Tây lên TP.HCM tìm luật sư để tư vấn giùm chị cách nào đó để đòi lại số tiền 200 triệu đồng mà chồng chị đã đem cho “bồ nhí”. Câu chuyện của gia đình chị có lẽ không hiếm gặp ở thời buổi này, khi mà sự chung thủy trong gia đình đang được nhiều chuyên gia xã hội học báo động.

 

“Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ…”

Chồng chị là ông chủ một vựa thu mua tôm cũng có tiếng ở Miền Tây. Một đời vợ chồng lam lũ cùng nhau tạo dựng cơ nghiệp, nuôi dạy hai con vào đến đại học, nhưng đùng một phát người chồng trúng tiếng sét ái tình với một cô tiếp viên quán nhậu. Biết chuyện, chị làm dữ đủ điều, thậm chí còn theo dõi bắt quả tang chồng đang ôm ấp người con gái đó trong quán nhậu. Nghĩ đàn ông thì người nào cũng có những phút yếu lòng bên ngoài nên khi nghe chồng xuống nước xin tha thứ, chị cũng nuốt giận bỏ qua mọi chuyện.

Tuy nhiên khoảng giữa tháng 9.2012, chị tình cờ được một người quen kể, cô bồ đó từng được chồng chị cho 200 triệu đồng mua đất cất nhà. Vừa ghen vừa tiếc của nên chị quyết tìm đến cô gái đó hỏi cho ra lẽ. Chẳng những không chối bỏ mà cô gái đó còn tự đắc hỏi ngược lại chị: “Rồi bà làm được gì nhau? Chồng bà cho tôi chứ có phải tôi trộm cắp đâu mà kêu trả lại…”. Quay về hỏi chồng thì anh lừng khừng kể lúc đó trúng số kiến thiết được gần một tỷ đồng, đi nhậu say quá không biết gì, lúc cao hứng nên đã móc túi cho cô gái số tiền đó. Cho rằng tiền chồng cho gái nhưng là tài sản chung của vợ chồng nên chị quyết tâm lên TP.HCM tìm luật sư kiện đòi lại cho bằng được số tiền ấy.

Có đòi được không?

“Được” hay “không” còn tùy thuộc vào những chứng cứ mà người vợ phải xuất trình trước tòa khi chị khởi kiện. Nếu hôn nhân của vợ chồng hợp pháp và có bằng chứng chồng cho “bồ nhí” số tiền đó thì khả năng kiện thắng không khó. Bởi số tiền mà người chồng đem cho trong trường hợp này là tài sản chung của vợ chồng nhưng đã không được sự bàn bạc, thỏa thuận của cả hai vợ chồng.  

Khoản 1, điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung...”.  Trong đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng có thể là trúng thưởng xổ số, tiền thưởng, tiền trợ cấp,… Theo Nghị Định số 70/2001/NĐ-CP, đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật quy định phải tuân theo hình thức nhất định thì sự thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...). Nếu pháp luật không có quy định nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Luật sư Bùi Bảo Trâm

Thám tử VDT

Bình luận

Các tin khác