Có giấy phép hoạt động
 
 

2017 Vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam được xử lý như thế nào?

01/11/2017

Vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam được xử lý như thế nào? Với từng loại vi phạm bản quyền âm nhạc có mức xử lý ra sao?

Vi phạm bản quyền là gì?

Sao chép nguyên văn (không chỉnh sửa, biên tập, tóm lược) hay là lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép (trái phép) dù có ghi rõ nguồn, trích dẫn hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức

Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc)

Vi phạm bản quyền âm nhạc 

Hành vi định hình, nhân bản và lưu hành các chương trình biểu diễn ca nhạc trực tiếp, gián tiếp, chương trình phát sóng không được phép của người biểu diễn, tổ chức phát sóng, kể cả sao chép điện tử cũng là hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc.
 
vi phạm bản quyền âm nhạc ở việt nam

Vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam

Việc vi phạm bản quyền và quyền liên quan hiện nay vẫn diễn ra phổ biến tại Việt Nam mặc dù các chủ thể quyền và cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực.

Người dùng Việt Nam có thể tải các tác phẩm âm nhạc không bản quyền trên mạng một cách thoải mái mà không có các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn cũng như biện pháp ngăn chặn từ các cơ quan quản lý Internet.

Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc như hiện tượng sao chép, hiện tượng nhạc chế, đạo nhạc vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam.

Bản quyền âm nhạc Việt Nam chưa được tuân thủ đúng các quy định vì thói quen dùng nhạc chùa, miễn phí ở Việt Nam vẫn còn phổ biến.

Thêm vào đó, việc thực thi trên thực tế rất khó khăn vì thời gian theo đuổi một vụ kiện hoặc xử lý vi phạm bản quyền tương đối lâu.

Vì vậy, cơ quan nhà nước cần cải cách các thủ tục thực thi quyền làm sao không làm nản lòng các chủ thể quyền khi họ muốn tiến hành xử lý vi phạm.

 
vi phạm bản quyền âm nhạc ở việt nam

Luật vi phạm bản quyền âm nhạc xử lý như thế nào?

Điều 9 đến điều 35 trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đã quy định rõ mức phát với từng trường hợp vi phạm bản quyền.
 
Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc việt nam chi nhánh phía nam

http://vcpmc.org/vcpmc/

Địa chỉ: tầng 7 – 8, số 66 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 84.4.3762 4718 - 84.4.3762 4719 - Email: info@vcpmc.org

Chi nhánh phía Nam:42 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 84.8.3910 4643 | Fax: 84.8.3910 2385


Mọi thắc mắc về luật vi phạm bản quyền âm nhạc quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Thám tử VDT để được giải đáp.
Thamtutu.com.vn

Bình luận

Các tin khác